THÀNH CỔ DIÊN KHÁNH
Thành
cổ Diên Khánh là khu di tích lịch sử cấp quốc gia của Nha Trang đang được bảo tồn,
đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở Nha Trang bởi bề dày lịch sử và vẻ
đẹp nguy nga cổ kính của nó.Thành Diên Khánh
cách thành phố Nha Trang về phía tây chừng mười cây số, được xây dựng cách nay
216 năm, dưới thời chúa Nguyễn Ánh (vào năm Quý Sửu 1793). Thành được đắp bằng
đất, có chiều dài 2.693m; ban đầu có sáu cổng ra vào nhưng hiện nay chỉ còn bốn
cổng và đã qua nhiều lần trùng tu. Năm 1988 thành cổ Diên Khánh được công nhận
là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là một trong những địa chỉ tham quan du lịch
nổi tiếng của Nha Trang Khánh HòaThành cổ Diên Khánh Nha Trang là một quần thể
kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế
kỷ 17 – thế kỷ 18 ở Tây Âu. Với tổng diện tích khoảng 36.000 m².
Di
tích thành cổ Diên Khánh ở phía bên trong thành có phạm vi rộng 25m, tính từ
tim thành. Trong đó có 10m được quy hoạch để làm đường chạy vòng quanh theo tường
thành cổ; phần diện tích còn lại để trồng cây bảo vệ chân thành cổ và tạo cảnh
quan. Còn ở phía ngoài thành thì quy hoạch theo thực tế hiện nay, với khoảng
cách tối thiểu của chiều ngang hào thành là 30m; khu vực nào rộng hơn thì vẫn
giữ nguyên hiện trạng và linh động điều chỉnh theo ranh giới nhà dân. Ở phía
ngoài bờ hào thì quy hoạch mở đường đi rộng 3m.
Tường thành Diên Khánh hình lục giác nhưng không đều nhau, có
chu vi 2.693 m đắp bằng đất, cao khoảng 3,5 m. Trên mỗi cạnh, tường thành lại
chia thành nhiều đoạn nhỏ uốn lượn, nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn đảm
bảo quan sát được hai bên.
Mặt
ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành
hai bậc, tạo đường vận chuyển thuận lợi ven thành.
Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), nhưng hiện nay chỉ còn 4
cửa Ðông – Tây – Tiền (phía Nam) – Hậu (phía Bắc). Theo các tư liệu cũ, bên
trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ,
dinh án sát, nhà kho.Mỗi cổng thành rộng khoảng 17m, cao 4.5m gồm 2 tầng với lối
xây dựng hình vòng cung. Phía ngoài thành có hào sâu từ 3 đến 5 m, rộng từ 20 đến
30 m bao quanh thông ra sông Cái. Chung quanh hào lại có luỹ tre bao bọc dầy đặc,
rất kiên cố.Đi từ hướng quốc lộ 1 có một con đường độc đạo nối với cửa Đông và
cửa Tây của thành. Cách cửa Tây khoảng 200 m, là Nhà thờ Hà Dừa. Nơi đây được
cho là do các nhà truyền đạo xây và những năm 1800 và Gác chuông được xây thêm
vào năm 1917 bởi người Pháp.
Nét
cổ kính thành cổ Diên Khánh
Thành
chiếm diện tích khoảng 36.000m2. Tường thành hình lục giác dài 2.693m, 6 cạnh
không đều nhau.
Hằng năm có rất nhiều tour du lịch Nha Trang kéo về
đây tham quan di tích thành cổ Diên Khánh. Trên mỗi cạnh, tường thành lại
chia ra nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn bảo
đảm quan sát được hai bên. Tường thành đắp đất cao chừng 3m50, mặt ngoài tường
thành hơi dựng đứng. Mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo một đường
vận chuyển thuận lợi ven thành.
Thành cổ
Diên Khánh nằm cách TP. Nha Trang chừng 10km về phía Nam, địa phận khóm Đông
Môn, thị trấn Diên Khánh. Vùng đất xanh um cây trái này đã chứng kiến biết bao
sự kiện lịch sử, lưu lại trong lòng người nhiều giai thoại khó quên. Nổi bật nhất
là Thành cổ Diên Khánh…Thành Diên Khánh là một quần thể kiến trúc quân sự theo
kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ XVII, XVIII ở Tây
Âu và là thành thứ hai được đưa vào Việt Nam (sau thành Gia Định ở Nam Kỳ).Thành
chiếm diện tích khoảng 36.000m2. Tường thành hình lục giác dài 2.693m, 6 cạnh
không đều nhau.
Trên mỗi
cạnh, tường thành lại chia ra nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn nên các góc thành không
nhô hẳn ra mà vẫn bảo đảm quan sát được hai bên. Tường thành đắp đất cao chừng
3m50, mặt ngoài tường thành hơi dựng đứng. Mặt trong có độ thoải và được đắp
thành hai bậc, tạo một đường vận chuyển thuận lợi ven thànhBên ngoài thành là
hào nước sâu khoảng 3 – 4m, có đoạn sâu tới 5m. Bề rộng mặt hào cũng không đều
nhau, tại các góc thành thường hẹp hơn (chừng 15m) và rộng nhất là trước các cổng
thành, chừng 40m, lòng hào thường xuyên đầy nước từ sông Cái dẫn vào. Bên ngoài
hào nước đắp một đường đi – gọi là đường ngoài hào để tuần tra, vận chuyển,
nhân dân gọi là đường quan phòng.
- Sưu tầm -